Mô hình tam giác hay còn là mô hình song phương, tức là khi phá khỏi mô hình thì giá vẫn có thể tiếp diễn hay đảo chiều. Đây là một loại mô hình được dùng trong phân tích kỹ thuật khá phổ biến ở trong thị trường Forex. Hãy cùng tìm hiểu về mô hình tam giác này cũng như cách vận dụng nó vào giao dịch.
Mô hình tam giác là gì?
Mô hình tam giác là mô hình giá mà xuất hiện sau khi một xu hướng tăng/giảm của thị trường và cũng là giai đoạn tạm dừng cử xu hướng hiện tại. Đây cũng là thời điểm của cả bên mua và bên bán đều chưa muốn dồn hết sức vào thực hiện giao dịch và đang trong tư thế cầm chừng.
Sau khi một xu hướng tăng/giảm ở trước đó thì gái cũng bắt đầu dịch chuyển trong phạm vi hẹp và có xu hướng hội tụ lại một điểm trước khi mà bức phá đi theo một hướng cụ thể.
Càng về cuối mô hình thì một trong 2 phe có quyết định dốc hết lực để đưa cho giá đi theo hướng kỳ vọng hay có sự tác động từ một tin tức nào đó làm cho 1 số trader đi chung một hướng làm cho gái phá vỡ đi mô hình tam giác.
Khi có một sự phá vỡ tác động mạnh đến tâm lý của hầu hết những trader đang ở ngoài thị trường thì họ sẽ có xu hướng đi theo chiều hướng của sự phá vỡ. Và chính điều này đã đẩy giá đi xa hơn. Nếu như nắm bắt được thời cơ thì nhà đầu tư cũng sẽ thu được khá nhiều lợi nhuận khi mà thực hiện với mô hình giá này nhé.
Đặc điểm của mô hình tam giác:
- Có hai đường xu hướng, trong đó một đường bắt buộc bải dốc xuống hay lên còn đường kia đi theo hướng ngược lại hay đi ngang.
- Hai đường này nội tụ tạo thành một hình tam giác.
- Đường xu hướng phía trên đi qua các đỉnh và đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự. Trong khi mà đường phía dưới khi đi qua những đáy và mang ý nghĩa của một đường hỗ trợ.

Có 3 loại mô hình tam giác:
- Mô hình giá Tam giác giảm – Descending Triangle
- Mô hình giá Tam giác cân – Symmetrical Triangle
- Mô hình giá Tam giác tăng – Ascending Triangle
Diễn biến tâm lý của mô hình tam giác
Descending Triangle
Để đảm bảo được tiêu chuẩn theo một xu hướng rõ ràng cần phải tồn tại và xu hướng này cũng ít nhất kéo dài vài tháng. Từ đó thì mô hình Descending Triangle đánh dấu được giai đoạn tích lũy trước khi tiếp tục xu hướng sau điểm phá vỡ (breakout).
Một quy tắc của phân tích kỹ thuật là mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự mới và ngược lại. Khi mà đường hỗ trợ nằm ngang của tam giác xuống bị phá vỡ thì nó cũng trở thành đường kháng cự mới. Đôi khi giá hồi trở lại với đường kháng cự mới này thì trước những dao động mạnh theo chiều hướng xuống.
Khi mà điểm phá vỡ xuất hiện thì mục tiêu của giá cũng được tính bằng khoảng cách rộng nhất của mô hình rồi bạn trừ với mức giá tại điểm phá vỡ.
Symmetrical Triangle
Mô hình này biểu hiện được một sự dừng chân tạm nghỉ của một xu hướng. Vì thế nếu như không có gì đặc biệt thì giá cũng có xu hướng đi tiếp. Tuy nhiên đây cũng chính là giai đoạn nhạy cảm bởi vì niềm tin của cả 2 phe đang rất mong manh. Nếu như xuất hiện tin tức đủ mạnh thì nghiêng về phe nào thì sẽ break out và đi theo phe đó.
Ascending Triangle
Theo diễn biến tâm lý thì nó cũng thể hiện được sự dùng chân tạm nghỉ của giá, Những người mua trước đó cảm thấy được giá đã tăng khá nhiều và bán xuống. Nhưng phe bán chỉ chịu bán khi mà nó đạt đến đỉnh, tạo thành một đường kháng cự nằm ngang. Nhưng khi mà giá tăng lên thì diễn biến này chủ yếu là do có các yếu tố thông tin đứng sau nó tạo niềm tin giá vẫn còn tăng.
Tại thị trường forex mặc dù bạn không xem được khối lượng. Nhưng về mặt tâm lý và sự trực quan và kinh nghiệm thì xác suất bứt phá đi lên là cao hơn so với đi xuống.
Xem ngay: Hướng dẫn đăng ký sàn LiteForex với hình ảnh minh họa đầy đủ nhất
Nhận biết mô hình tam giác
Descending Triangle
Mô hình này được hình thành khi mà đường kháng cự hướng giảm so với đường hỗ trợ ngang. Để cho mô hình này có hiệu lực thì cả hai đường phải chạm vào hai lần.

Symmetrical Triangle
Mô hình này xuất hiện khi mà đường kháng cự xu hướng giảm. Và đường hỗ trợ xu hướng tăng cũng chạm nhau ở phía bên phải của mô hình. Về mặt kỹ thuật thì để mô hình tam giác này có hiệu lực khi mà đường kháng cự có xu hướng giảm. Và đường hỗ trợ xu hướng tăng phải 2 lần chạm của giá.

Ascending Triangle
Mô hình này xuất hiện khi mà đường kháng cự ngang chạm với đường hỗ trợ chếch lên ở phần bên phải của biểu đồ. Để có được mô hình tam giác có hiệu lực thì cả hai đường này phải có 2 lần chạm của giá.

Cách giao dịch và vào lệnh dựa vào mô hình tam giác
Descending Triangle
Đây là một sự tiếp nối của xu hướng hiện tại và cũng thường được hình thành ở sự dịch chuyển hướng xuống và khi đó nhận xu hướng kế tiếp.
Sự hình thành
Khi một mô hình này thể hiện được phạm vi của xu hướng hẹp ở giữa giá cao và thấp tạo thành một hình tam giác. Đặc điểm khác biệt chính của loại hình tam giác này cũng thường có được một xu hướng giảm dần kết nối được những mức thấp và thấp hơn, một đường xu hướng ngang kết nối những mức thấp ở cùng với cấp độ gần.
Giao dịch
Khi mà mức phá vỡ được hỗ trợ thường được xảy ra ở giữ ½ và ¾ chiều dài của mô hình, thì đó là một tín hiệu bán.
Sau khi được hình thành mô hình tam giác đối xứng theo nguyên tắc tăng hay giảm ít nhất tới một mức mục tiêu. Được tính theo công thức: Giá mục tiêu =giá từ điểm phá vỡ – chiều cao của mô hình (h)
Chiều cao của mô hình cũng được tính từ khi giá mới bắt đầu được hình thành mô hình cho tới khi điểm cao thấp của mô hình.
Symmetrical Triangle
Mô hình này là nối tiếp xu hướng hiện tại và hình thành xu hướng xuống/lên nhằm để xác nhận xu hướng kế tiếp.
Hình thành mô hình
Mô hình này thể hiện 1 phạm vi thu hẹp giá giữ giá cao và thấp để tạo thành một hình tam giác. Đặc điểm chính của mô hình này là nó thường có một đường xu hướng giảm dần (mức kháng cự) kết nối được những mức thấp và cũng thấp hơn. Cùng với đó là một đường xu hướng tăng dần (mức hỗ trợ) kết nối được những mức cao và cao dần. Những góc của đường xu hướng gần giống nhau.
Giao dịch
Mô hình này cũng xác nhận được sự dịch chuyển xu hướng trong trường hợp phá vỡ:
Khi tam giác được hình thành trong xu hướng tăng và phá vỡ ở trên đường kháng cự thì đây là tín hiệu mua.
Khi tam giác được hình thành trong một xu hướng giảm và phá vỡ giá dưới đường hỗ trợ thì đây là tín hiệu mua.
Sau khi mà hình thành mô hình tam giác cân, theo nguyên tắc việc tăng hay giảm ít nhất tới mức mục tiêu. Được tính theo công thức: giá mục tiêu = giá từ điểm phá vỡ +/- chiều cao của mô hình (h)
Với chiều cao của mô hình thì được tính từ lúc mà giá bắt đầu hình thành cho tới khi mà mô hình tới điểm cao nhất của mô hình.

Ascending Triangle
Đây chính là sự tiếp nối của xu hướng hiện tại, và thường hình thành ở sự dịch chuyển hướng lên và xác nhận được hướng kế tiếp
Sự hình thành
Mô hình này cũng thể hiện được 1 phạm vi giữa giá cao và thấp để tạo thành một hình tam giác. Đặc điểm khác biệt chính của loại hình tam giác này chính là một đường xu hướng ngang nó kết nối những mức cao tại cấp độ gần và một đường xu hướng tăng kết nối tại những mức thấp và lần lượt cao dần.
Giao dịch
Phá vỡ mức giá kháng cự thường được xảy ra ở giữa ½ và ¾ của chiều dài mô hình, thì đó là một tín hiệu mua.
Sau khi hình thành được mô hình tam giác tăng dần thì theo nguyên tắc khi tăng hoặc giảm ít nhất tới mức đặt mục tiêu được tính như sau:
Giá mục tiêu = giá từ điểm phá vỡ + chiều cao của mô hình (h)
Với chiều cao của một mô hình cũng được tính từ khi mà giá bắt đầu hình thành mô hình cho tới kho mà điểm cao nhất của mô hình.

Quản lý rủi ro
Luôn phải sử dụng một stop loss. Ngay lúc mà giá bắt đầu đầu di chuyển có lợi cho bạn, nó cũng có thể đảo chiều bất cứ lúc nào. Bằng cách khi có một điểm dừng lỗ có nghĩa là một rủi ro cũng được kiểm soát. Nhà giao dịch cũng thoát giao dịch khi một khoản lỗ tối thiểu nếu như tài sản không được tiến triển theo một hướng mong đợi.
Để tính được một kích thước vị thế lý tưởng thì hãy xác định được mức độ bạn sẵn sàng mạo hiểm trên một giao dịch. Những nhà giao dịch thường phải chịu được rủi ro 2% số dư tài khoản của họ ở bất cứ một sàn giao dịch forex uy tín nào.
Một khi mà bạn được điều này thì hãy lấy sự chênh lệch giữa điểm của bạn và giá dừng lỗ. Ví dụ như điểm vào của bạn là $1.2030 và điểm dừng lỗ của bạn là $1.1990 thì khi đó mức rủi ro của bạn là 40 pips. Để có thể tính toán được bao nhiêu lot của bạn có thể thực hiện được giao dịch của mình, khớp được rủi ro tính theo tiền với rủi ro theo như pips. Bạn cũng cần phải biết được 1 pip sẽ có giá trị bao nhiêu cho bất cứ tài khoản và cặp tiền tệ nào. Bạn cũng có thể lấy kích thước vị thế lên tới 0.1 lot của 1 mini lot.
Xem thêm: Pip Forex là gì? Hướng dẫn cách tính Pip Forex chi tiết nhất
Đây cũng là vị thế tối đa để bạn có thể thực hiện để giảm thiểu được rủi ro giao dịch giới hạn ở mức 2% số dư của tài khoản bạn. Để có thể đảm bảo được một khối lượng thích hợp ở trên thị trường nhằm có thể hấp thụ được kích thước vị thế mà bạn sử dụng. Nếu như bạn cũng có khối lượng vị thế quá lớn so với thị trường mà bạn đang thực hiện giao dịch thì bạn sẽ gặp phải những rủi ro trượt giá khi mà vào lệnh và dừng lỗ.
Lời kết
Bài viết ở trên đây là những kiến thức tổng hợp về mô hình tam giác mà mình muốn gửi đến cho các bạn. Hy vọng những thông tin này thật sự hữu ích đối với bạn.
Chúc bạn giao dịch thành công!
Xem thêm: Mô hình lá cờ là gì? Cách giao dịch với mô hình giá Flag hiệu quả