• Forex Signals
  • Tỷ giá tiền ảo
Thứ Sáu, Tháng Năm 6, 2022
Kiếm tiền online
  • Sàn tiền ảo
  • Sàn Forex
  • Kiến thức
    • Forex
    • Tiền ảo
    • Affiliate Marketing
    • CPC & CPM & CPA
    • Paid to Upload ( PTU )
    • Pay Per Click Advertising
  • Hướng dẫn
  • Kinh nghiệm
  • Tin tức
No Result
View All Result
Kiếm tiền online
  • Sàn tiền ảo
  • Sàn Forex
  • Kiến thức
    • Forex
    • Tiền ảo
    • Affiliate Marketing
    • CPC & CPM & CPA
    • Paid to Upload ( PTU )
    • Pay Per Click Advertising
  • Hướng dẫn
  • Kinh nghiệm
  • Tin tức
No Result
View All Result
Kiếm tiền online
No Result
View All Result

Kiếm Tiền » Kiến thức » Mô hình sóng chủ là gì? Các dạng biến thể của mô hình này trong giao dịch Forex

Mô hình sóng chủ là gì? Các dạng biến thể của mô hình này trong giao dịch Forex

19/07/2021
Kiến thức Forex, Kiến thức
Nội dung chính
  1. Bản chất mô hình sóng chủ
    1. Những quy tắc quan trọng trong sóng chủ Impulse
  2. Các biến thể của mô hình sóng chủ
    1. 1. Mô hình sóng Impulse Extension
      1. a. Mô hình sóng 1 mở rộng
      2. b. Mô hình sóng 3 mở rộng
      3. c. Mô hình sóng 5 mở rộng
    2. 2. Mô hình Impulse Truncated 5th
    3. 3. Mô hình sóng Leading Diagonal (LD)
      1. a. Mô hình Leading Diagonal Contracting
      2. b. Mô hình Leading Diagonal Expanding
    4. 4. Mô hình sóng Ending Diagonal (ED)
      1. a. Mô hình Ending Diagonal Contracting
      2. b. Mô hình Ending Diagonal Expanding
  3. Kết luận

Mô hình sóng chủ là mô hình sóng Elliott cơ bản, giúp nhà đầu tư dễ dàng phân tích kỹ thuật thị trường Forex. Với những ai đang tìm hiểu hay tham gia đầu tư thị trường sàn forex uy tín thì lý thuyết sóng Elliott không là khái niệm xa lạ. Mô hình này là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật giao dịch hiệu quả, giúp các Trader vào lệnh và thoát lệnh dễ dàng, chính xác. Vậy mô hình sóng chủ là gì? Có bao nhiêu dạng sóng chủ tồn tại trong thị trường Forex, chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có thể trả lời nhé.

Bản chất mô hình sóng chủ

Mô hình sóng chủ còn có tên gọi mô hình sóng Impulse, một mô hình sóng Elliott cơ bản, gồm có 5 sóng. Trong đó, có 3 sóng di chuyển theo hướng của xu hướng chính và 2 sóng điều chỉnh, nghĩa là di chuyển ngược với xu hướng chính. Mỗi sóng được đánh dấu tại điểm cuối và đánh số từ 1 đến 5.

Bản chất mô hình sóng chủ

Xem thêm: Tìm hiểu sóng Elliott là gì? Tìm hiểu về 5 cấp độ của sóng Elliott

Những quy tắc quan trọng trong sóng chủ Impulse

  • Bắt buộc sóng 1 phải là mô hình sóng Impulse (IM) hoặc là Leading Diagonal (LD).
  • Sóng 2 có thể là bất kỳ mô hình sóng điều chỉnh nào, ngoại trừ mô hình tam giác điều chỉnh (Contracting Triangle (CT) hay Expanding Triangle (ET)).
  • Sóng 2 không thể hồi lại vượt quá 100% so với sóng 1.
  • Sóng 3 buộc là mô hình Impulse (IM).
  • Sóng 3 phải dài hơn sóng 2 về giá cả.
  • Sóng 4 có thể là bất kỳ mô hình sóng điều chỉnh nào trên mô hình.
  • Sóng 2 và sóng 4 không được có vùng giá giao nhau.
  • Sóng 5 phải là mô hình Impulse (IM) hay Ending Diagonal (ED).
  • Sóng 5 phải tối thiểu bằng 70% chiều dài của sóng 4 theo giá.
  • Trong các sóng 1, 3, 5 thì mỗi sóng trong số đấy có thể mở rộng và khi đó sẽ là sóng dài nhất so với 2 sóng còn lại được nêu tên.
  • Sóng 5 không vượt qua điểm cuối của sóng 3, khi đó là trường hợp bất quy tắc hay còn gọi là Failure or Truncated 5th.

Các biến thể của mô hình sóng chủ

Mô hình sóng Impulse tồn tại nhiều biến thể khác nhau trong thị trường forex, chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu vào bài viết để biết được những dạng biến thể của mô hình sóng chủ là gì?

1. Mô hình sóng Impulse Extension

Mô hình sóng Impulse Extension hay gọi là mô hình sóng chủ mở rộng. Các sóng thường mở rộng và hiện tượng này thường xuất hiện nhiều nhất ở con sóng 3, thỉnh thoảng xuất hiện ở sóng 1 và sóng 5. Điều đặc biệt là, hiện tượng sóng mở rộng còn được thấy ở trong chính sóng mở rộng đó.

a. Mô hình sóng 1 mở rộng

Ví dụ hình vẽ dưới đây cho thấy sự mở rộng ở sóng 1, thường là có một sóng chủ dài với nhiều sóng con. Khi sóng 1 mở rộng, thì sóng 3 và 5 có độ dài ngắn hơn sóng 1.

Mô hình sóng 1 mở rộng

Quy tắc:

  • Sóng phải có sóng 1 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng gần như tương tự nhau về hình dạng và thời gian phát triển.
  • Nếu sự mở rộng đã xảy ra ở sóng 1 thì các sóng 3 và 5 sẽ là sóng bình thường, không có sự mở rộng.
  • Sóng 1 mở rộng theo mô hình Impulse (IM) hay Leading Diagonal (LD).
  • Đôi khi xảy ra trường hợp, 2 lần mở rộng với sóng 1 (Double Extension), khi đó sóng có sóng 1 mở rộng 2 lần sẽ bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm khi xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 1 – Triple Extension thì sẽ gồm có 17 sóng).
Mô hình sóng 1 dạng Double Extension

b. Mô hình sóng 3 mở rộng

Hình vẽ dưới đây cho thấy một sóng 3 mở rộng, thường là một sóng chủ dài với gồm nhiều sóng con. Những sóng con trong sóng mở rộng này sẽ có khoảng thời gian hình thành gần như nhau. Sóng 3 mở rộng cho thấy được sóng 1 và sóng 5 có chiều dài ngắn hơn sóng 3.

Mô hình sóng 3 mở rộng

Quy tắc:

  • Sóng phải có sóng 3 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng sẽ tương tự về hình dạng và thời gian phát triển.
  • Nếu sự mở rộng xảy ra ở sóng 3 thì những sóng 1 và 5 sẽ là sóng bình thường, không mở rộng.
  • Sóng 4 không được trùng lặp vùng giá cả với sóng 1.
  • Sóng 3 không bao giờ được là sóng ngắn nhất.
  • Sóng 3 được mở rộng theo mô hình Impulse (IM).
  • Đôi khi sẽ xảy ra trường hợp, 2 lần mở rộng với sóng 3 (Double Extension) khi đó sóng có sóng 3 mở rộng 2 lần sẽ bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 3 – Triple Extension thì sẽ gồm có 17 sóng).
Mô hình sóng chủ dạng Double Extension3

c. Mô hình sóng 5 mở rộng

Hình vẽ này cho thấy một sóng 5 mở rộng, thường là một sóng chủ dài và với nhiều sóng con. Các sóng con trong sóng mở rộng có khoảng thời gian hình thành tương tự như nhau. Sóng 5 mở rộng sẽ cho thấy sóng 1 và sóng 3 có chiều dài ngắn hơn.

Mô hình sóng 5 mở rộng

Quy tắc:

  • Sóng phải có sóng 5 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng tương tự nhau về hình dạng và thời gian phát triển.
  • Nếu sự mở rộng xảy ra ở sóng 5 thì những sóng 1 và 3 sẽ là sóng bình thường, không mở rộng.
  • Sóng 4 không được trùng lặp vùng giá cả với sóng 1.
  • Sóng 5 mở rộng theo mô hình Impulse (IM) hay Ending Diagonal (ED).
  • Đôi khi xảy ra trường hợp 2 lần mở rộng với sóng 5 (Double Extension) và khi đó sóng có sóng 5 mở rộng 2 lần, bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 5 – Triple Extension thì sẽ gồm có 17 sóng).
Mô hình sóng chủ dạng Ending Diagonal

Xem thêm: Bài viết mô hình 2 đỉnh là gì? Cách giao dịch với mô hình hai đỉnh

2. Mô hình Impulse Truncated 5th

Mô hình sóng có sóng 5 không thể vượt qua được điểm kết thúc sóng 3 gọi là mô hình Impulse Truncated 5th. Đây là nguyên nhân nó được gọi là mô hình sóng cụt.

Mô hình Impulse Truncated 5th

Quy tắc:

  • Sóng cụt là một sóng chủ nhưng không thể hoàn thành xu hướng.
  • Sóng 5 không được vượt qua điểm kết thúc sóng 3.
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất so với các sóng 1 và sóng 5.

3. Mô hình sóng Leading Diagonal (LD)

Leading Diagonal là mô hình sóng dạng tam giác chéo, nó có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 5-3-5-3-5.

Mô hình sóng Leading Diagonal

Quy tắc:

  • Sóng 1 của mô hình Leading Diagonal (LD) sẽ theo mô hình Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).
  • Sóng 2 có thể theo loại mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình tam giác điều chỉnh như: Contracting Triangle (CT) và Expanding Triangle (ET).
  • Sóng 2 không được dài hơn sóng 1 về giá.
  • Sóng 3 của mô hình Leading Diagonal (LD) sẽ theo mô hình Impulse (IM).
  • Sóng 3 luôn luôn lớn hơn sóng 2 về giá.
  • Sóng 4 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trên thị trường giá.
  • Các sóng 2 và sóng 4 phải chia sẻ cùng vùng giá, nghĩa là phải chéo nhau.
  • Sóng 5 của mô hình Leading Diagonal (LD) sẽ theo mô hình Impulse (IM) hay Ending Diagonal (ED).
  • Sóng 5 phải bằng tối thiểu 50% sóng 4 về giá.
  • Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất về giá khi so sánh với các sóng 1 và sóng 5.

Mô hình sóng Leading Diagonal (LD) có 2 dạng như sau Leading Diagonal Contracting và Leading Diagonal Expanding.

a. Mô hình Leading Diagonal Contracting

Với mô hình Leading Diagonal Contracting thì có hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và sóng 2 với sóng 4 có xu thế hội tụ dần lại với nhau.

Mô hình Leading Diagonal Contracting

b. Mô hình Leading Diagonal Expanding

Trong mô hình Leading Diagonal Expanding thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và sóng 2 với sóng 4 mở rộng dần ra, cách xa nhau.

Mô hình Leading Diagonal Expanding

4. Mô hình sóng Ending Diagonal (ED)

Ending Diagonal là mô hình sóng dạng tam giác chéo có cấu trúc sóng bên trong theo dạng sau:  3-3-3-3-3.

Mô hình sóng Ending Diagonal

Quy tắc:

  • Các sóng 1, 3 và sóng 5 của mô hình Ending Diagonal (ED) luôn theo mô hình thuộc họ Zigzag (ZZ).
  • Sóng 2 có thể theo loại mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình tam giác điều chỉnh như Contracting Triangle (CT) và Expanding Triangle (ET).
  • Sóng 2 không bao giờ dài hơn sóng 1 về giá cả.
  • Sóng 3 luôn luôn lớn hơn sóng 2 về giá.
  • Sóng 4 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trên thị trường.
  • Các sóng 2 và sóng 4 phải chia sẻ cùng vùng giá, nghĩa là phải chéo nhau.
  • Sóng 5 phải bằng tối thiểu 50% sóng 4 về giá.
  • Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất về giá khi so sánh với các sóng 1 và sóng 5.

Mô hình sóng Ending Diagonal (LD) có 2 dạng như sau: Ending Diagonal Contracting và Ending Diagonal Expanding.

a. Mô hình Ending Diagonal Contracting

Trong mô hình Ending Diagonal Contracting thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và sóng 2 với sóng 4 có xu thế hội tụ dần lại với nhau.

Mô hình Ending Diagonal Contracting

b. Mô hình Ending Diagonal Expanding

Với mô hình Ending Diagonal Expanding thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và sóng 2 với sóng 4 mở rộng, cách xa nhau ra.

Mô hình Ending Diagonal Expanding

Kết luận

Hôm nay, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được Mô hình sóng chủ là gì và các dạng biến thể của mô hình trong thị trường Forex. Các bạn nên tham khảo vào nắm vững để vận dụng mô hình này vào việc giao dịch, xác định được thời điểm vào lệnh và thoát lệnh dễ dàng, thu lại lợi nhuận. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn phần nào trong công cuộc chinh phục thị trường tiền tệ. Và theo dõi thêm trang của chúng tôi để cập nhật thêm các bài viết, tỷ số Forex Signals mới nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về mô hình sóng điều chỉnh ở bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.

Xem thêm: Mô hình sóng điều chỉnh là gì? Những dạng mô hình tồn tại trong Forex

Tags: Phân tích kỹ thuật nâng cao trong Forex
ShareTweetShare

Bài viết liên quan

nen-doji-co-ban
Kiến thức

Tổng quan về mô hình nến Doji chi tiết nhất khi giao dịch ngoại hối Forex

Airpay-la-gi
Affiliate Marketing

Ví Airpay là gì? Hướng dẫn cách đăng ký và sử dụng ví điện tử Airpay

mo-hinh-inside-bar
Kiến thức

Inside Bar là gì? Các phương pháp giao dịch với mô hình Inside Bar hiệu quả

mo-hinh-coc-tay-cam
Kiến thức

Mô hình cốc tay cầm là gì? Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm

Next Post
Báo cáo COT là gì? Hướng dẫn sử dụng báo cáo COT hiệu quả nhất

Báo cáo COT là gì? Hướng dẫn sử dụng báo cáo COT hiệu quả nhất

RR là gì

Tỷ lệ Risk Reward là gì? Cách tính Risk Reward đơn giản nhất

Mô hình Gartley là gì? Bí quyết giao dịch hiệu quả với mô hình Gartley

Mô hình Gartley là gì? Bí quyết giao dịch hiệu quả với mô hình Gartley

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết nổi bật

Hướng dẫn tải và đăng nhập tài khoản Pi trên máy tính

Hướng dẫn tải và đăng nhập tài khoản Pi Network trên máy tính đơn giản

Ứng dụng tiền ảo - Coin Stats

Top 4 các ứng dụng giúp theo dõi tiền ảo tốt nhất hiện nay

Tải Sách Nghệ thuật đầu tư Dhandho file PDF miễn phí

Tải Sách Nghệ thuật đầu tư Dhandho file PDF miễn phí

Pi Network bao giờ lên sàn

Đồng Pi Network bao giờ lên sàn? Thực hư thông tin Pi Network lên sàn Trung Quốc

Click vào Fiat và Spot ở góc màn hình

Hướng dẫn cách rút tiền từ Binance về tài khoản ngân hàng nhanh chóng nhất

Có thể bạn quan tâm

No Content Available

Kiếm tiền là Trang chia sẻ kiến thức, đầu tư hàng đầu Việt Nam về cách thức kiếm tiền Online đa dạng như: Tiền Ảo, Tiền Điện Tử, Forex, Affiliate Marketing...Đến với Kiemtien.com. Bạn có thể học tập, nghiên cứu cũng như nâng cao kỹ năng đầu tư Forex, Tiền ảo cũng như học nhiều cách kiếm tiền trên mạng (Make Money Online)

Cảnh báo rủi ro: CFD là những công cụ phức tạp và có nguy cơ cao khiến bạn thua lỗ nhanh chóng do đòn bẩy nên cân nhắc khi đầu tư

DMCA.com Protection Status

Kiếm tiền Online

  • Sàn Forex Uy Tín
  • Sàn Tiền Ảo Uy Tín
  • Tín hiệu Forex Signal

Thông tin

  • Về chúng tôi
  • Đầu tư Bitcoin
  • Forex là gì?
  • Cộng đồng

© 2018 Kiemtien.com. Bản quyền thuộc về kiemtien.com

  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản và điều kiện
  • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Sàn Forex
  • Sàn Tiền Ảo
  • Forex Signal
  • Kiến thức
    • Kiến thức Forex
    • Affiliate Marketing
    • Kiến thức tiền ảo
    • Pay Per Click Advertising
  • Hướng dẫn
  • Kinh nghiệm
  • Tin tức

© 2020 KiemTien.Com.