Shopee là một trong những trang thương mại điện tử có số lượng người tham gia mua bán đông đảo nhất tại thị trường Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Đây là thị trường đầy tiềm năng để các seller có thể kiếm tiền online. Do vậy, Dropshipping trên Shopee đã và đang trở nên phổ biến do sức hấp dẫn về lợi nhuận mà hình thức này mang lại. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn các bước kiếm tiền cơ bản bằng mô hình Dropshipping trên trang điện tử này.
Hướng dẫn cách làm Dropshipping trên Shopee
Nếu bạn đã lựa chọn Shopee làm nơi để làm Dropshipping nhưng lại đang loay hoay không biết nên làm thế nào thì một số kinh nghiệm về quy trình làm Dropshipping Shopee ngay sau đây sẽ giúp bạn.
Bước 1: Chọn ngách sản phẩm
Bạn có thể chọn ngách sản phẩm dựa vào sở thích cá nhân hoặc dựa vào tiềm năng, sức mua ổn định và lợi nhuận của sản phẩm.
Bạn có thể đăng ký tài khoản Simple Shopee hoặc Auto Shopee để search từ khóa và xem chi tiết về giá và số lượng các sản phẩm đã bán được của từng từ khóa đó. Từ đó, bạn sẽ biết được sản phẩm nào có số lượng bán cao. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng công cụ google keyword planner để phân tích lượng tìm kiếm của từ khóa cũng như kiểm tra nhu cầu khách hàng.
Bằng việc thực hiện bước trên, bạn sẽ thấy được nhu cầu khách hàng và biết được đâu là ngách sản phẩm tiềm năng mà bạn nên lựa chọn.
Bước 2: Tìm nguồn hàng và nhà nhà cung cấp
Nếu bạn chưa biết nên tìm nguồn hàng ở đâu thì lời khuyên đó là hãy đăng ký tài khoản Netsale để bắt đầu. Netsale hiện đã mở kênh Dropshipping trực tiếp từ nguồn hàng Trung Quốc và bạn có thể tận dụng nguồn hàng trên đây để bán qua Shopee với hình thức Dropship. Điều này sẽ giúp bạn đỡ vất vả hơn trong việc liên hệ và thống nhất điều khoản với nhà cung cấp.
Trong trường hợp, sản phẩm bạn không được tìm thấy trên Netsale thì bạn phải tìm nguồn ngoài và chủ động liên hệ với nhà cung cấp trên Shopee. Hãy lưu ý, lợi nhuận có thể chấp nhận được là ở mức 50.000 đến 80.000 VNĐ. Bên cạnh đó, chú ý đến số lượng hàng tồn kho để có chính sách quảng bá sản phẩm cho phù hợp.
Hãy trao đổi rõ ràng về tính chất mô hình Dropship và vấn đề nhập hàng với nhà cung cấp ngay từ đầu để xem liệu họ có chấp nhận mô hình này hay không. Bạn cần trao đổi các thông tin cần thiết về mức chiết khấu, đơn vị vận chuyển, địa chỉ kho hàng, thông tin liên lạc, chính sách hỗ trợ hoàn trả sản phẩm… trong trường hợp nhà cung cấp đồng ý hợp tác với bạn.
Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn đó là bạn vẫn nên sử dụng Netsale để chọn ngách sản phẩm và liên hệ nhà cung cấp mô hình Dropshipping nếu bạn không có khả năng đàm phán tốt.
Bước 3: Tạo và tối ưu gian hàng trên Shopee
Để tạo gian hàng Dropshipping trên Shopee, đầu tiên bạn cần đặt tên cho gian hàng của mình. Bạn có thể đặt tên theo ngách sản phẩm hoặc đặt tên theo thương hiệu. Chú ý đến tên đăng nhập vì nó liên quan đến đường dẫn link gian hàng của bạn mà khách hàng có thể tìm kiếm được. Cần cẩn thận ở bước này vì Shopee chỉ cho phép bạn đổi tên đăng nhập một lần thôi nhé.
Bạn cần cập nhật các thông tin mô tả, ảnh đại diện và ảnh bìa của bạn ở “kênh người bán”. Để hoàn tất việc tạo gian hàng, bạn cần cài đặt ví Shopee, đơn vị giao hàng và địa chỉ lấy hàng. Hãy liên hệ nhà cung cấp để cập nhật thông tin được chính xác nhất.
Bước 4: Triển khai các kênh xã hội hỗ trợ Dropshipping Shopee
Hãy tận dụng các mạng xã hội và những kênh phương tiện miễn phí như Facebook, Instagram, Youtube để hỗ trợ cho việc làm Dropshipping của bạn.
Bạn có thể đăng bài và quảng bá sản phẩm trên Fanpage cá nhân của bạn. Hoặc bài có thể tự quay các video review sản phẩm và đăng lên Youtube. Đây là cách quảng bá hiệu quả sản phẩm đến với mọi đối tượng khách hàng dựa vào các mối quan hệ sẵn có của bạn trên mạng xã hội.
Trên đây là một số kinh nghiệm thực hiện quy trình làm Dropshipping trên Shopee. Sử dụng đúng phương pháp sẽ giúp bạn đi đúng hướng và tăng hiệu quả lợi nhuận khi làm Dropship.
Đánh giá ưu và nhược điểm khi Dropshipping Shopee
Giữa rất nhiều các trang bán hàng điện tử hiện nay, tại sao bạn nên chọn Shopee? Những đánh giá về ưu và nhược điểm khi làm Dropshipping trên Shopee sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho mình.
Ưu điểm
Với một trang bán hàng điện tử lớn như Shopee, chắc chắn sẽ có những ưu điểm mà bạn không thể bỏ qua.
- Trang điện tử được ưa chuộng bởi nhiều đối tượng khách hàng.
- Cách thức vận hành gian hàng dễ dàng.
- Chính sách hỗ trợ free ship dành cho các đơn hàng trên 250.000 VNĐ đối với shop thường và dành cho đơn hàng 150.000 VNĐ đối với shop yêu thích.
- Shopee thu tiền chiết khấu khá thấp chỉ 1% trên một đơn hàng.
- Lượng traffic lớn nhất, hầu hết các sản phẩm được đăng lên đều có khách vào xem.
- Không kiểm tra chất lượng hàng hóa, tuy nhiên bạn cũng nên đảm bảo tiêu chí này.
- Bạn không cần có sản phẩm mà vẫn có thể bán hàng được trên Shopee.
- Cách SEO và các thuật toán giúp sản phẩm lên top của Shopee không quá phức tạp.
Với những ưu điểm kể trên, đây chắc chắn là sự lựa chọn không tồi cho những ai muốn khởi đầu việc kinh doanh của mình.
Nhược điểm
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, bạn cũng nên xem xét về những hạn chế khi làm Dropshipping trên trang bán hàng điện tử này.
- Tỷ lệ hủy đơn và hoàn đơn khá lớn.
- Dễ bị đối thủ cạnh tranh chơi xấu bằng cách đặt đơn ảo hay đánh giá 1 sao khiến bạn bị trừ điểm uy tín và ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
- Dù là Shopee hay bất cứ nền tảng nào, khi bạn làm Dropship trên những trang này, bạn sẽ không biết được chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp.
Cần cân nhắc những điểm trên để xem liệu bạn có thể đối mặt được những nguy cơ trong khi bán hàng hay không và liệu đây có phải là nơi thích hợp để bạn kinh doanh theo mô hình Dropshipping?
Một số mẹo khi làm Dropshipping Shopee
Khi làm Dropshipping Shopee, có một vài điểm mà bạn cần lưu ý nếu không muốn shop và sản phẩm của bạn bị Shopee khóa.
Một vài gợi ý sau đây sẽ giúp bạn tránh được trường hợp đó và còn giúp bạn có thể phát triển thương hiệu bền vững cho mình.
- Hình ảnh sản phẩm được up lên gian hàng không được chứa logo của các thương hiệu chính hãng như logo Shopee, Apple, Shopmall, Samsung, Adidas, Nike…
- Không được copy 100% tiêu đề hay mô tả của các shop khác.
- Cần tránh những tiêu đề không rõ ràng, gây hiểu lầm cho khách hàng.
- Nên nhập hàng để test chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp để đánh giá chất lượng và quyết định có nên lựa chọn nhà cung cấp đó hay không.
- Nếu bạn bán một sản phẩm mà test hơn 1 tháng vẫn không được đơn hàng nào thì nên bỏ qua và tìm một sản phẩm khác tiềm năng hơn.
- Đừng vì lợi nhuận mà bỏ qua chất lượng sản phẩm.
Để từng bước xây dựng thương hiệu của bạn, nền tảng đầu tiên đó là hãy trang bị kiến thức vững vàng. Tập trung đánh mạnh vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ để xây dựng mạng lưới khách hàng trung thành với bạn. Khi đã có một lượng lớn khách hàng tin tưởng, việc tạo lập thương hiệu vững chắc và mở rộng quy mô kinh doanh của bạn chỉ còn là vấn đề thời gian.
Lời kết
Shopee sẽ là một mỏ vàng đối với các seller thực hiện Dropshipping trên trang này nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và các kỹ năng cần thiết. Dù lựa chọn bất cứ trang điện tử nào để thực hiện Dropshipping, bạn cũng phải có một kế hoạch và chiến lược cụ thể trước khi bắt đầu. Kiếm tiền từ Dropshipping trên Shopee sẽ dễ dàng đối với những ai thực sự nghiêm túc và đầu tư công sức xứng đáng dành cho nó.