Khi giao dịch tại thị trường Forex, trên các sàn ngoại hối như sàn Exness hay bất kỳ sàn nào khác thì bạn thường hay nghe đến hợp đồng tương lai. Vậy bạn đã hiểu hợp đồng tương lai là gì? cũng như cách giao dịch với loại sản phẩm ngoại hối này. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này vì chúng tôi chia sẻ tất tần tật mọi thông tin mà bạn cần biết về hợp đồng tương lai.
Hợp đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai là một ký kết thỏa thuận ràng buộc pháp lý giữa bên mua và bên bán, nhằm trao đổi một loại tài sản có chất lượng cụ thể và giá thỏa thuận trong hôm nay. Tuy nhiên được giao hàng tại một thời điểm cụ thể trong lương lai.
Các loại tài sản cơ bản dùng để làm hợp đồng có thể là hàng hóa, tiền tệ, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu…..

Các bên tham gia bắt buộc phải giao dịch tài sản vào một ngày được xác định trước trong tương lai với mức giá đã định cho dù giá có biến đổi như thế nào vào ngày hết hạn. Chính vì thế mà hợp đồng tương lai được sử dụng để phòng ngừa biến động giá, giúp ngăn ngừa tổn thất do sự bất lợi thay đổi giá.
Một số sản phẩm giao dịch theo hợp đồng tương lai:
- Hàng hóa cơ bản: Dầu thô, khí đốt tự nhiên, lúa mì…
- Chỉ số chứng khoán
- Tiền tệ tương lai: Đồng euro, bảng Anh
- Kim loại quý: Vàng và bạc
- Hợp đồng tương lai Kho bạc Hoa Kỳ như trái phiếu cùng 1 số sản phẩm khác
Cách hoạt động của hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai cho phép cả người mua và người bán bảo vệ mình trước những biến động xấu của thị trường. Về bản chất, hợp đồng tương lai cũng khá giống với hợp đồng kỳ hạn khi cùng phải cam kết giao dịch vào một ngày cụ thể với mức giá đã thỏa thuận trước đó.
Với giao dịch hợp đồng tương lai thì người mua và người bán đều không có có nghĩa vụ pháp lý với nhau. Họ sẽ thông qua sàn giao dịch được thiết lập như là nơi trung gian cung cấp dịch vụ cho cả hai bên, đảm bảo cả hai bên sẽ thực hiện các khoản thanh toán theo yêu cầu đúng như hợp đồng. Vì thế, người mua và người bán không cần phải kiểm tra độ tin cậy của đối tác vì điều này đã được sàn môi giới thực hiện.
Tất cả các thông tin giao dịch như ngày tháng, điều kiện giao hàng sẽ được thực hiện thông qua sàn giao dịch tương lai. Còn người mua và người bán chỉ cần quyết định số lượng giao dịch và giá cả. Việc sử dụng hợp đồng tiêu chuẩn hóa đảm bảo sẽ có người mua và người bán tiềm năng, giúp dễ dàng theo dõi giá trị thị trường thay đổi.
Sàn giao dịch tương lai sẽ yêu cầu cả người mua và người bán phải gửi tiền vào tài khoản ký quỹ dưới dạng bảo mật để đảm bảo tính an toàn về thanh toán.
Mặc dù ngày giao hàng và thông số kỹ thuật tài sản được cố định theo thời gian đã đưa ra trước. Tuy nhiên giá thỏa thuận giữa người mua và người bán có thể thay đổi theo thời gian. Mỗi ngày, các hợp đồng tồn tại trước được điều chỉnh sao cho giá của chúng phù hợp với giá của các hợp đồng mới được thỏa thuận. Việc trao đổi đồng thời với hoàn trả hoặc tính phí cho những người nắm giữ hợp đồng trước đó bằng cách điều chỉnh số dư tài khoản ký quỹ của bên mua và bên bán. Quá trình này được dùng để đảm bảo chủ hợp đồng nhận ra có lợi nhuận hay thua lỗ ngay thay vì phải đợi đến khi hợp đồng hết hạn.
Vì giá hợp đồng tương lai luôn được đánh dấu trên thị trường mỗi ngày, nên vào thời điểm hết hạn hợp đồng thì giá cuối cùng sẽ trùng với giá trên thị trường giao ngay. Lúc này, hợp đồng tương lai sẽ không còn giá trị. Nếu ai đó muốn mua hoặc bán tài sản, họ có thể làm như vậy trên thị trường mở với cùng mức giá đã được quy định trong hợp đồng. Chính vì điều này mà các nhà đầu cơ sẽ thường đóng lệnh trước ngày đáo hạn hợp đồng để tránh xảy ra rủi ro.
Xem ngay: Hướng dẫn đăng ký sàn Exness để tham gia mua bán hợp đồng tương lai ngay
Ưu nhược điểm của hợp đồng tương lai
Ưu điểm
– Tính thanh khoản cao: Hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch tập trung nên tạo ra tính thanh khoản cao. Ngoài ra, định giá, khối lượng và giá trị giao dịch minh bạch cũng giúp tăng tính thanh khoản.
– Lợi thế đòn bẩy: Nhà đầu tư có khả năng tạo ra lợi nhuận hấp dẫn với một khoản tiền ký quỹ nhỏ hơn so với giá trị của hợp đồng.
– Giúp nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu hạn chế thua lỗ khi thị trường giảm mạnh
– Không bị mất phí qua đêm cho đến khi đáo hạn hợp đồng
Nhược điểm
– Các nhà đầu cơ có thể thua lỗ so với số tiền ký quỹ ban đầu
– Hạn chế khả năng tận dụng biến động có lợi của thị trường để kiếm thêm lợi nhuận
Công thức định giá hợp đồng tương lai
F = S.e.(r – d).T
F: Giá trị của hợp đồng tương lai
S: Giá hiện tại hay còn gọi là giá cơ sở
e: Hằng số cố định là 2.71
r: Lãi suất vay
d: Lợi suất cổ tức phát sinh trong thời gian còn lại của hợp đồng
T: Thời gian nắm giữ đến khi đáo hạn
So sánh hợp đồng tương lai với CFD
CFD hay còn gọi là hợp đồng chênh lệch, đây cũng là một loại chứng khoán phái sinh. Nó là sự kết hợp đặc điểm của hợp đồng tương lai và chứng khoán giao ngay. Với CFD thì bạn có thể giao dịch bất kỳ loại tài sản nào như vàng, chứng khoán, ngoại hối…. tại các sàn giao dịch Forex uy tín như sàn XM, FxPro…
Sau đây là bảng so sánh đặc điểm của 2 loại hợp đồng này, nhằm giúp bạn lựa chọn công cụ đầu tư phù hợp nhất.
Đặc điểm | CFD | Hợp đồng tương lai |
Nơi giao dịch | Thông qua thị trường OTC | Giao dịch tại các công ty môi giới đã được sở chứng khoán quy định |
Đòn bẩy | Cao | Cao |
Ngày đáo hạn | Không có | Có |
Quy mô hợp đồng | Từ nhỏ đến lớn | Lớn |
Các loại phí | Phí qua đêm, phí spread | Phí môi giới, phí quản lý, lãi suất margin |
Ưu điểm | – Thực hiện đầu cơ trên biến động giá của tài sản. Có thể sinh lời mà không cần nắm giữ tài sản– Không bị giới hạn về thời gian đáo hạn của hợp đồng
– Quy mô hợp đồng đa dạng, đáp ứng nhu cầu vốn từ bé đến lớn của nhà đầu tư |
– Được niêm yết đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của cơ quan có thẩm quyền
– Giúp phòng ngừa rủi ro biến động giá của tài sản cho nhà đầu tư có ý định thực sự mua vào hoặc bán ra loại tài sản đó |
Nhược điểm | – Vì đầu cơ cao nên áp dụng đòn bẩy cao, chỉ một biến động nhỏ từ 2 – 3% của giá theo hướng bất lợi có thể mất đi nửa số vốn đầu tư.
– Yêu cầu nhà đầu tư phải cập nhập thị trường hàng giờ |
– Hợp đồng có thời hạn đáo hạn vì vậy phải dự đoán đúng diễn biến giá tài sản trong khung thời gian đáo hạn
– Quy mô hợp đồng lớn nên yêu cầu vốn ban đầu cao – Phải thanh toán phí quản lý và môi giới cho bên thứ 3 làm nhiệm vụ đảm bảo. |
Qua các đặc điểm phân tích thì chúng ta có thể thấy CFD phù hợp với nhà đầu tư mạo hiểm mà không yêu cầu số vốn lớn. Còn hợp đồng tương lai sẽ phù hợp với nhà đầu tư lớn, có ý định trao đổi thương mại hơn là đầu cơ.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chia sẻ về hợp đồng tương lai là gì và so sánh đặc điểm với CFD. Giúp bạn có một cái nhìn khách quan về các công cụ tài chính này và chọn cho mình một công cụ đầu tư đúng đắn nhất.
Xem thêm: Đánh giá sàn Exness mới nhất và đầy đủ thông tin nhất 2021