Thông thường để làm Dropshipping mọi người sẽ dựa vào nền tảng trung gian, tức là lên Amazon, Ebay để tạo cửa hàng và đăng bán sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn một cách làm Dropshipping khác mà không phải ai cũng biết. Đó là dùng Shopify để mở một cửa hàng online với tên miền riêng và đăng sản phẩm lên đó. Khách hàng sẽ vào mua hàng trực tiếp tại đây mà không phải qua Amazon hay Ebay nữa. Vậy câu hỏi đặt ra là: tạo trang web để kinh doanh Dropshipping trên Shopify có khó không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước tạo website bằng Shopify.
Hướng dẫn tạo website Dropshipping bằng Shopify từ A đến Z
Bước 1: Đăng ký Shopify
Đầu tiên bạn hãy truy cập vào Shopify. Tại trang chủ nhấn vào nút “Get started”
Sau đó, điền các thông tin theo yêu cầu, bao gồm:
- Địa chỉ email
- Mật khẩu
- Điền tên cửa hàng của bạn (lưu ý tên chưa được ai sử dụng)
Click vào “Create your store”
Tiếp theo điền các thông tin cá nhân khác như tên, số điện thoại, địa chỉ, Zip code… Sau đó ấn “Enter my Store”
Hệ thống sẽ chuyển bạn đến trang quản trị như hình bên dưới.
Như vậy, bạn đã tạo xong store trên Shopify.
Bước 2: Mua tên miền riêng cho trang web của bạn
Trong trường hợp bạn không sở hữu một tên miền riêng thì Shopify sẽ cung cấp cho bạn một tên miền theo kiểu “You-Look-Better.myshopify.com”. Tuy nhiên, nếu bạn muốn kinh doanh một cách chuyên nghiệp thì những tên miền theo dạng này sẽ không phù hợp.
Chính vì vậy, bạn cần một tên miền riêng. Để mua tên miền bạn chỉ cần kéo xuống phía dưới và chọn “Add domain”
Bạn có 2 lựa chọn:
- Nếu bạn đã sở hữu một tên miền rồi thì hãy chọn: “Connect existing domain”
- Mặt khác, bạn có thể trực tiếp mua tên miền tại Shopify bằng cách click vào nút “Buy new domain”
Nếu mua tên miền tại Shopify, bạn chỉ cần click vào nút “Buy new domain”.
Sau đó, một cửa sổ pop-up sẽ được mở ra. Công việc của bạn là điền tên miền và chọn các đuôi mở rộng hoặc đuôi .COM tùy theo ý bạn.
Hiện nay, giá tên miền tại Shopify rơi vào khoảng $14
Để kiểm tra xem tên miền có thể đăng ký được không, bạn chỉ cần click vào “Check Availability”
Nếu có thông báo hiển thị như hình bên dưới có nghĩa là bạn có thể đăng ký tên miền này. Bây giờ bạn chỉ cần nhập thông tin thẻ tín dụng vào là được.
Trong trường hợp bạn đã có tên miền thì chọn“Connect existing domain”
Nhập tên miền đã mua vào, sau đó nhấn “Next”
Tiếp tục ấn “Connect automatically”
Hệ thống sẽ chuyển bạn sang GoDaddy. Hãy đăng nhập, sau đó nhấn vào “Kết nối”
Nhấn “Đóng cửa sổ” nếu nhận được thông báo kết nối thành công
Hệ thống sẽ chuyển bạn trở về Shopify. Thông báo domain được kết nối thành công hiển thị như hình bên dưới.
Tiếp tục chọn “Online Store” sau đó chọn “Domains”.
Tại mục Set your primary domain: Hãy chọn tên miền chính của bạn, sau đó tích vào ô “Redirect all traffic to this domain”, cuối cùng là ấn vào “Save”
Như vậy, bạn đã hoàn thành xong phần tên miền cho website
Bước 3. Tạo email tên miền riêng
Khi kinh doanh trực tuyến, việc sở hữu một email tên miền riêng là điều vô cùng cần thiết. Theo đó, email tên miền riêng sẽ có dạng @domain.com. Vì bạn đã có một domain rồi nên việc tạo email với domain đó tương đối đơn giản
Sau đó vào Setting và chọn Genneral
Thay đổi email tại mục Customer email và Account email. Sau đó ấn Save.
Kể từ lúc này, tất cả các đơn hàng trên Shopify sẽ được thông báo về địa chỉ mail này. Đây cũng là email để bạn liên hệ cũng như chăm sóc khách hàng,…
Bước 4: Cài đặt giao diện (theme) cho trang web
Shopify cung cấp cho bạn 2 loại theme: miễn phí và trả phí. Với theme trả phí, mức giá thấp nhất sẽ khoảng $140
Trước tiên, chọn vào mục Online Store, sau đó tìm đến Themes và ấn vào “Visit Themes Store”
Để lọc tất cả các theme miễn phí, bạn hãy chọn mục “Free” tại menu trên cùng
Hãy lựa chọn một theme theo ý thích của bạn
Để xem trước giao diện, hãy chọn vào kiểu style Outdoors và click vào View demo. Nếu quyết định lựa chọn theme nào thì bạn hãy nhấn vào nút “Install theme”
Quá trình cài đặt sẽ được diễn ra trong vài giây. Màn hình sẽ được chuyển sang trang mới, click vào “Publish as my store’s theme”
Sau đó ấn tiếp “Go to your Theme Manager”
Thông báo cài theme thành công sẽ hiển thị như hình bên dưới. Công việc tiếp theo bạn cần làm là cấu hình theme theo ý muốn. Nhấn vào “Customize theme” để thực hiện điều này
Bạn có thể bắt đầu tùy chỉnh tất cả các hiển thị trên giao diện như thay đổi màu sắc, logo, font chữ, ảnh slideshow, footer…
Giao diện cơ bản sẽ như hình bên dưới
Lưu ý: Bạn không nên tốn quá nhiều thời gian để thay đổi cấu trúc giao diện bởi mỗi theme đã được cân nhắc và tính toán về màu sắc, hình ảnh rồi. Bạn nên dành thời gian đó để làm những công việc khác như: viết trang giới thiệu, chính sách, liên hệ…
Bước 5: Tạo các trang cơ bản cho trang web
Tương tự như hầu hết các trang kinh doanh online khác, bên cạnh trang sản phẩm thì không thể thiếu những trang cơ bản như:
- Trang giới thiệu (About Us)
- Chính sách vận chuyển và hoàn trả (shipping & returns)
- Chính sách bảo mật (Privacy Policy)
- Các câu hỏi thường gặp (FAQ)
- Liên hệ (Contact page)
Để tạo trang trên Shopify, bạn vào menu “Online Store” tìm “Pages” sau đó đến “Add page”
Hệ thống sẽ chuyển bạn đến giao diện khác. Tại ô “Title” bạn nhập tên trang và nhập nội dung vào phần “Content”. Mục “Visibility” ở phía tay phải là nơi bạn có thể tùy chọn đăng ngay lập tức hoặc hẹn giờ đăng
Cuối cùng nhấn “Save”. Trang giới thiệu sau khi được đăng sẽ trông như hình bên dưới.
Các trang còn lại, bạn có thể thực hiện tương tự như trên. Chỉ cần nhấn “add page” và bắt đầu các thao tác bên trên.
Sau khi tạo xong các trang, công việc của bạn lúc này là đưa nó ra ngoài trang chủ, thanh menu hoặc bên phía dưới Footer.
Để thực hiện, tại mục “Online Store” chọn tab “Navigation”. Sau đó bạn đã có thể đưa các trang ra menu hoặc mục Footer.
Bước 6: Thêm sản phẩm vào cửa hàng của Shopify
Với Shopify, bạn có 3 cách để sản phẩm:
- Import từ file CSV: để thực hiện cách này bạn cần tạo ra một list sản phẩm với các thông tin sau đó Import trực tiếp lên.
- Thêm sản phẩm bằng app Oberlo: Cách này hoàn toàn tự động, rất tiện dụng và nhanh chóng. Bạn chỉ cần cài App Oberlo vào store (hoàn toàn miễn phí) và cài thêm extension cho trình duyệt Chrome. Sau đó, Import các sản phẩm từ Aliexpress vào store là được.
- Thêm sản phẩm thủ công: Với cách làm này, bạn phải tự tay nhập tên sản phẩm, thông tin, hình ảnh vào store. Sau đây, kiemtien.com sẽ hướng dẫn bạn cách này:
Đầu tiên, bạn vào Products tìm đến All products và chọn Add product.
Hệ thống sẽ tự động chuyển bạn đến giao diện như hình bên dưới. Tại đây, bạn nhập thông tin cho sản phẩm.
Tại ô “Title”, bạn điền tên sản phẩm. Tại “Description”, bạn hãy đưa tất cả những thông tin của sản phẩm vào mục này
Mục Organization ở phía bên phải:
- Product type: nhóm các loại sản phẩm cùng loại lại với nhau
- Vendor: nhóm các sản phẩm cùng thương hiệu
- Colletion: Lựa chọn bộ sưu tập và nhóm các sản phẩm lại
- Tags: Đặt các từ khoá dựa trên tính chất của sản phẩm để dễ tìm kiếm và phân loại…
Tại mục “Images” ở phía dưới, bạn có thể tải lên tất cả các hình ảnh của sản phẩm. Đồng thời, đặt giá cho sản phẩm tại mục “Pricing”
- Price: được hiểu là giá mà khách hàng cần thanh toán cho sản phẩm
- Compare at price: tức là Giá gốc (sẽ được gạch ngang) để tạo cảm giác giá sản phẩm được giảm
Các mục còn lại bạn có thể điền hoặc bỏ trống tuỳ từng loại sản phẩm. Cuối cùng, nhấn vào nút “Save” để đăng sản phẩm.
Cách tạo bộ sưu tập để thêm sản phẩm tự động
“Collection – bộ sưu tập” là một trong những chức năng thú vị của Shopify. Với chức năng này, bạn có thể chủ động nhóm tất cả các sản phẩm để tạo thành một bộ sưu tập riêng dựa trên thương hiệu, tính năng hay màu sắc…
Để thực hiện, bạn vào menu “Product” và chọn “Collection”. Tiếp theo, hãy điền tên bộ sưu tập và mô tả…
Chọn mục “Automatically select products…” để thiết lập các cài đặt.
Ví dụ, bạn chọn cài đặt sản phẩm tự động được đưa vào bộ sưu tập theo tag thì khi thêm bất kỳ sản phẩm nào, bạn chỉ cần gõ vào ô tag là sản phẩm sẽ được tự động đưa vào bộ sưu tập. Cách này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian
Sao chép và nhân bản sản phẩm
Shopify còn cung cấp cho bạn một chức năng nhân bản sản phẩm với tên gọi là Duplicate. Với Duplicate, bạn có thể nhân bản một sản phẩm nhanh chóng mà không cần tạo ra một sản phẩm mới.
Để thực hiện, bạn chỉ cần vào sản phẩm đã đăng và nhấn vào chữ “Duplicate”.
Một cửa sổ mới sẽ được hiện ra, lúc này bạn chỉ cần nhấn vào nút “Duplicate” và thực hiện thay đổi tên, hình ảnh và mô tả sản phẩm là xong
Bước 7: Kiểm tra lại và thiết lập theme
Sau khi đã có các trang cơ bản, sản phẩm, bộ sưu tập chính… thì đây là lúc bạn nên xem lại và điều chỉnh một số hiển thị trên giao diện trang chủ.
Bạn chỉ cần vào “Online Store” sau đó vào “Theme” và chọn “Customize theme”
Đa số các theme trên Shopify đều có hình ảnh slideshow ở trang chủ. Do đó, bạn có thể đưa các link của bộ sưu tập nổi bật vào đây. Theo đó, nếu khách hàng ghé thăm trang web và nhìn thấy những hình ảnh này. Họ có thể click và được điều hướng đến tất cả các sản phẩm trong bộ sưu tập đó.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thêm các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Pinterst, Twitter và Instagram.
Ngoài ra, Shopify còn cho phép bạn bán các sản phẩm trực tiếp trên những nền tảng xã hội. Bạn có thể vào “Sales Channels” và kết nối các kênh bán hàng này
Hình ảnh dưới đây thể hiện việc cửa hàng đã thêm thành công một Sales Channels là Facebook.
Bước 8: Cài đặt ứng dụng cho phép khách hàng thực hiện đánh giá sản phẩm (Product reviews app)
Đầu tiên, bạn hãy vào menu App rồi tìm đến Visit Shopify App Store.
Ở ô tìm kiếm, nhập chữ “Product Reviews”, kết quả sẽ hiển thị trong 1 giây. Để cài đặt, hãy nhấn vào Get.
Bạn sẽ được chuyển sang một giao diện mới. Click vào Install App để cài.
Sau đó, bạn cần thực hiện các bước như hình bên dưới.
- Trước tiên, copy đoạn mã vào bộ nhớ tạm bằng cách ấn vào dòng “Click here to copy to your Clipboard”
- Sau đó mở file product-tempalte.liquid (bằng cách nhấn vào dòng màu xanh)
Tiếp theo, hãy dán đoạn code đã copy ở bước trên vào bên dưới dòng product.description như ảnh
Lưu ý: Ở bước này, bạn chỉ cần nhấn phím tắt “Ctrl + F” và nhập đoạn “product.description” để tìm đoạn code một cách chính xác.
Để lưu lại, hãy click vào “Save”.
Bạn tiếp tục được cung cấp một đoạn code nữa và bạn chỉ cần lặp lại thao tác như trên. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở bước này là bạn phải dán đoạn code vào file product-grid-item.liquid
Sau khi hoàn thành hãy click vào “Save”
Thông báo cài đặt App Product Reviews thành công sẽ xuất hiện như hình bên dưới.
Ngay bên dưới khu vực mô tả sản phẩm sẽ có một khung cho phép khách hàng viết reviews.
Truy cập vào menu App. Tại đây, bạn sẽ thấy app Product Reviews đã được cài đặt. Nhấn vào app sau đó click vào “Setting” ở góc phải để cấu hình các chức năng cho App. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát việc review được đăng tự động hay cần duyệt trước bằng cách cài đặt. Và lựa chọn việc có yêu cầu người review nhập tên, email… hay không?
Bước 9: Cài đặt phương thức thanh toán và hoàn thiện Store của bạn
Tại Việt Nam, để nhận thanh toán trên Shopify, có 2 phương thức phổ biến:
- PayPal
- 2checkout
Theo lời khuyên của các chuyên gia, thì bạn nên sử dụng phương pháp PayPal bởi nó thông dụng và đơn giản.
Để thực hiện cấu hình thanh toán, bạn vào Setting sau đó chọn Payments.
Tiếp theo chọn phương thức “PayPal Express Checkout” và nhấn Active.
Tại đây, bạn được yêu cầu đăng nhập vào tài khoản PayPal của mình.
Chọn “I Give Permission”
Thông báo kết nối với tài khoản PayPal của bạn thành công
Như vậy, khách hàng đã có thể bắt đầu thanh toán khi mua hàng và bạn cũng sẽ nhận được tiền vào trong tài khoản PayPal của mình.
Hoàn thiện các cài đặt cuối
Đây là lúc bạn nên xem xét lại các thiết lập lần cuối.
Truy cập vào Online Store và tìm đến Preferences
Trong đó:
- Mục Title and meta description: Nhập tiêu đề và thông tin trong phần mô tả (những thông tin này sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm)
- Google Analytics: bạn hãy dán mã theo dõi Google Analytics tại mục này.
- Facebook Pixel: hãy dán mã ID của pixel (điều này giúp ích cho việc tiếp thị qua lại trên facebook ads sau này)
Cuối cùng, bạn kéo xuống phía dưới và bỏ chọn “Enable password page”.
Bước 10: Chọn và thanh toán Shopify
Shopify cho phép bạn dùng thử 14 ngày. Khoảng thời gian này đủ để bạn làm quen với cấu hình, cài đặt cho store và có những trải nghiệm thú vị trước khi khai trương.
Bây giờ, bạn cần chọn một kế hoạch và thanh toán để chính thức duy trì trang web của mình.
Shopify mang đến cho bạn 3 kế hoạch thanh toán:
- 29$/tháng: không giới hạn số lượng sản phẩm trên store
- 79$/tháng: Có các tùy chọn nâng cấp như báo cáo nâng cao, gift card…
- 299$/tháng: Không giới hạn các chức năng với báo cáo theo dõi đơn hàng hoàn hảo
Để bắt đầu thực hiện thanh toán, bạn cần add thẻ vào tài khoản Shopify. Sau đó chọn Setting và tìm đến Account
Nhập thông tin thẻ tín dụng của bạn tại đây (mastercard hoặc thẻ visa)
Lựa chọn gói thanh toán theo tháng, theo năm (1, 2 hoặc 3 năm). Lưu ý: thời gian thanh toán càng dài thì càng tiết kiệm cho bạn. Sau đó nhấn chọn Confirm changes.
Màn hình thông báo thanh toán thành công như hình bên dưới
Lời kết
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn từng bước tạo website kinh doanh Dropshipping trên Shopify. Hy vọng bạn có thể hiểu và thực hiện một cách chính xác. Trên thực tế, đây chỉ là những bước đầu tiên, để thành công với dropshipping, bạn cần thực hiện nhiều công việc khác như chọn sản phẩm, marketing, liên hệ với nhà cung cấp, vận chuyển, chăm sóc khách hàng… Đây là tất cả những công việc mà bạn cần thực hiện để có thể vận hành cửa hàng online của mình một cách trôi chảy và tạo ra lợi nhuận tốt nhất.
Xin hướng dẫn tôi cách đăng ký tài khoản nhé