CPM là giá cho mỗi 1000 lần hiển thị, số lần hiển thị tương tự như số lượt xem. Khi chạy quảng cáo CPM, các doanh nghiệp hay cá nhân phải đưa ra ngân sách mong muốn cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo và mức giá của các chiến dịch quảng cáo CPM sẽ khác nhau. Vậy thực chất CPM là gì? Làm thế nào để áp dụng CPM trong quảng cáo một cách hiệu quả? Dưới đây là những chia sẻ của chúng tôi về hình thức quảng cáo này.
Khái quát về CPM
CPM (Cost Per Mille hay Cost Per 1000 Impressions) được biết đến như một trong những nền quảng cáo trong Digital Marketing. Trong tiếng La-tinh mille có nghĩa là hàng nghìn, bởi vậy CPM cũng tương tự như Cost Per Thousand – Giá cho mỗi nghìn. CPM có thể được hiển thị ở dạng văn bản hoặc hình ảnh và được đặt ở những vị trí nổi bật của website hoặc blog. Hệ thống sẽ cài đặt thuật toán kiểm tra số lần hiển thị và tính đó là số lượt xem, mỗi khi quảng cáo xuất hiện trên thiết bị của người dùng thì sẽ được coi là một lượt xem.
Khi chạy một chiến dịch CPM, khách hàng sẽ đặt ra mức giá cho mỗi 1000 lượt xem và vị trí hiển thị cụ thể. Cách tính chi phí cho mỗi nghìn lượt xem cũng rất đơn gian. Công thức là:
CPM = Số tiền quảng cáo/(Số lượt xem thực tế/1000)
Trong đó:
- Số tiền quảng cáo là tổng số tiền bạn đặt ra cho chiến dịch quảng cáo của mình.
- Số lượt xem thực tế là số lần hiển thị quảng cáo của bạn trên website hay blog,…
Ví dụ cụ thể cho công thức trên. Bạn có 1 chiến dịch quảng cáo với ngân sách là $100. Chiến dịch của bạn thu được 1.000.000 lượt xem. Vậy chi phí quảng cáo CPM của bạn là: 100/(1.000.000/1000) = $0.1.
Xem thêm: Kinh nghiệm dropship shopee hiệu quả dành cho bạn
Ưu điểm và nhược điểm của CPM
Ưu điểm
Có thể nói đây là hình thức quảng cáo khá đơn giản và dễ áp dụng đối với các doanh nghiệp làm quảng cáo. Đối với các nhà quảng cáo (các trang web hay blog) bạn sẽ thu được lợi nhuận từ các quảng cáo của các doanh nghiệp, công việc của bạn làm là tạo được uy tín cho trang Web của mình và tăng số lượng truy cập cho trang Web hay Blog để có thể trở thành đối tác của các hệ thống quảng cáo, điển hình là Google hoặc Facebook. Ngoài ra, khi quảng cáo bằng hình thức CPM khả năng nhận diện thương hiệu sẽ được tăng cao. Từ đó, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm của CPM, thì bạn cũng cần lưu ý những nhược điểm sau, để có thể có những biện pháp cũng như kế hoạch nhằm khi triển khai các chiến dịch quảng cáo sẽ thu được hiệu quả tốt nhất.
- Quảng cáo sẽ hiển thị cho tất cả mọi người. Những đối tượng chưa chắc có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn cũng có thể thấy quảng cáo. Do đó, có khả năng bạn sẽ tốn nhiều ngân sách nhưng lại không có khách hàng sử dụng dịch vụ, sản phẩm của mình.
- Nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn có yêu cầu giới hạn độ tuổi sử dụng thì việc sử dụng mô hình quảng cáo CPM sẽ không mang lại hiệu quả cao. Vì nếu không đúng đối tượng, quảng cáo của bán sẽ bị report.
- Nếu bạn không lựa chọn kỹ lưỡng đơn vị quảng cáo thì có thể dẫn đến tình trạng, Website chạy chiến dịch của bạn có ít người truy cập hoặc Page view. Từ đó, hiệu quả sau khi kết thúc chiến dịch cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Những mô hình CPM trong quảng cáo là gì?
Mô hình CPM Facebook
Thuật toán của Facebook Ads là hiển thị quảng cáo tới những người mà nền tảng này cho là sẽ có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Do đó, bạn có thể áp dụng mô hình CPM trong quảng cáo Facebook. Dựa vào chỉ số CPM, bạn sẽ biết được cách để tối ưu khả năng tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu. Khi bạn càng khoanh vùng đối tượng càng cụ thể, chi tiết thì chỉ số CPM càng cao và điểm Conversion cũng tăng theo. Khi chạy chiến dịch quảng cáo với Facebook Ads, chỉ số CPM sẽ giúp bạn nắm được chi tiết ngân sách cho từng chiến dịch quảng cáo mà bạn đã chi tiêu. Bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết của chúng tôi về mô hình CPM trong quảng cáo Facebook tại đậy.
Mô hình CPM Google
Tương tự như vậy, trong quảng cáo Google, doanh nghiệp của bạn khi chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần hiển thị. Sau đó, chọn vị trí cụ thể để hiển thị và trả tiền mỗi khi quảng cáo xuất hiện đến người dùng.
Tuy nhiên, khi chạy quảng cáo CPM trên nền tảng Google bạn sẽ phải cạnh tranh với mô hình quảng cáo CPC cũng rất được ưa chuộng. Đó đó, bạn cần phải tối ưu chiến dịch CPM của mình một cách cao nhất. Bởi vì, chỉ những quảng cáo có hiệu suất cao hơn mới được hiển thị trên trang. Và một cách khác, doanh nghiệp của bạn cần phải đưa ra giá tiền cho chiến dịch CPM cao hơn quảng cáo CPC hiện tại để được hiển thị.
Áp dụng CPM trong quảng cáo một cách hiệu quả nhất
Sau khi đã hiểu rõ mô hình CPM Google và CPM Facebook là gì. Chúng ta sẽ bắt đầu áp dụng nó vào các chiến dịch quảng cáo của mình. Vậy làm cách nào để có được hiệu quả tốt nhất. Như đã trình bày, CPM chỉ là quảng cáo hiển thị. Cho nên, khi người dùng không quan tâm hay không nhìn quảng cáo của bạn thì bạn vẫn phải trả tiền cho lượt hiển thị đó. Tuy nhiên, sử dụng quảng cáo CPM sẽ là một lựa chọn không thể tốt hơn dành cho các doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu của mình. Bằng cách hiển thị quảng cáo dưới dạng banner. Bạn sẽ nhận được hiệu quả tích cực cho chiến dịch Remarketing.
Với những người đã ghé thăm website của bạn nhưng chưa thực hiện chuyển đổi hoặc chỉ mới sử dụng sản phẩm, dịch vụ một vài lần. Bạn sẽ theo chân họ và nâng cao thương hiệu của mình. Từ đó, khách hàng có thể sẽ để ý đến sản phẩm của bạn nhiều hơn. Vì đi đâu cũng thấy quảng cáo của thương hiệu này nhưng lại không cảm giác bị làm phiền. Tuy nhiên để có một chiến dịch quảng cáo thành công về mọi mặt, bạn cần kết hợp nhiều công cụ cũng như hình thức khác nhau. Như vậy mới có thể mang lại sức ảnh hưởng và gia tăng hiệu quả.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu khái niệm CPM là gì? Đồng thời nên áp dụng CPM như thế nào để có hiệu quả tốt nhất khi chạy một chiến dịch quảng cáo. Hy vọng các bạn có thể vận dụng những kiến thức này để lên cho mình một kế hoạch cụ thể khi chạy những chiến dịch quảng cáo. Chúc các bạn thật nhiều thành công!
Xem thêm: Tổng hợp Top các cách kiếm tiền online uy tín nhất 2021